Máy tính xách tay hay máy vi tính xách tay (Tiếng Anh: laptop computer hay laptop PC) là một chiếc máy tính cá nhân nhỏ gọn có thể mang xách được. Nó thường có trọng lượng nhẹ, tùy thuộc vào hãng sản xuất và kiểu máy dành cho mỗi đối tượng có mục đích sử dụng khác nhau.
Laptop thường có một màn hình LCD hoặc LED mỏng gắn bên trong nắp trên vỏ máy và bàn phím chữ kết hợp số ở bên trong nắp dưới vỏ máy. Để sử dụng máy tính người sử dụng sẽ mở tách hai phần trên dưới của máy. Laptop khi không dùng đến sẽ được gấp lại, và do đó nó thích hợp cho việc sử dụng khi di chuyển. Mặc dù ban đầu có một sự khác biệt giữa laptop, netbook và ultrabook, với laptop lớn hơn và nặng hơn netbook, nhưng đến năm 2014, không còn bất kỳ sự khác biệt nào nữa.[1] Laptop thường được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh, chẳng hạn như tại nhà(gia đình), trong văn phòng, lướt Internet, chơi trò chơi, giải trí cá nhân và V.v…
Một Laptop tiêu chuẩn kết hợp các thành phần, đầu vào(Input), đầu ra(Output) và các thành phần cơ bản của máy tính để bàn, bao gồm màn hình máy tính, loa nhỏ, một bàn phím, thiết bị chuột (một touchpad hay trackpad), Ổ đĩa cứng, ổ đĩa quang, một bộ xử lý, và bộ nhớ máy tính được kết hợp thành một khối. Hầu hết các laptop hiện đại đều có webcam và microphone sẵn, và một số máy tính laptop khác còn có màn hình cảm ứng. Laptop có thể lấy nguồn từ pin có sẵn bên trong và được sạc lại hay cấp nguồn trực tiếp từ nguồn điện bên ngoài thông qua AC adapter. Các chi tiết phần cứng, chẳng hạn như tốc độ xử lý và dung lượng bộ nhớ, khác nhau theo từng cấu hình Laptop, dòng máy tính, nhà sản xuất và mức giá.
Các yếu tố thiết kế, yếu tố hình dáng và cấu trúc cũng có thể thay đổi đáng kể giữa các mô hình tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Ví dụ về các mô hình Laptop chuyên dụng bao gồm Laptop chắc chắn để sử dụng trong các ứng dụng trong ngành xây dựng hoặc quân sự cũng như Laptop có giá thành sản xuất thấp như các Laptop từ tổ chức One Laptop per Child (OLPC) có các tính năng mới như bộ nạp năng lượng từ mặt trời và linh kiện bán linh hoạt không có trên hầu hết các laptop. Các Laptop đời cũ sau này được phát triển thành các Laptop hiện đại, ban đầu được coi là một thị trường nhỏ, chủ yếu cho các ứng dụng chuyên ngành, chẳng hạn như cho quản trị viên, kế toán viên, nhân viên bán hàng hay di chuyển và trong quân đội,V.v… Trong quá trình máy tính di động phát triển thành Laptop hiện đại ngày nay, chúng trở nên phổ biến rộng rãi và được sử dụng cho nhiều mục đích khác nữa.
Hay nói đơn giản thì máy chủ cũng là một máy tính, nhưng được thiết kế với nhiều tính năng vượt trội hơn, năng lực lưu trữ và xử lý dữ liệu cũng lớn hơn máy tính thông thường rất nhiều. Và nó được sử dụng cho nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu trong một mạng máy tính hoặc trên môi trường internet. Máy chủ là nền tảng của mọi dịch vụ trên internet, bất kỳ một dịch vụ nào trên internet như website, ứng dụng, trò chơi,… muốn vận hành cũng đều phải thông qua một máy chủ nào đó.
Căn cứ theo phương pháp tạo ra máy chủ, người ta phân thành ba loại: Máy chủ vật lý riêng (Dedicated Server), Máy chủ ảo (VPS) và máy chủ đám mây (Cloud Server).
Máy chủ vật lý riêng (Dedicated Server): là máy chủ chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt gồm: HDD, CPU, RAM, Card mạng, . Việc nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình của máy chủ riêng đòi hỏi phải thay đổi phần cứng của máy chủ.
Máy chủ ảo (VPS): là dạng máy chủ được tạo thành bằng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa để chia tách từ một máy chủ vật lý riêng thành nhiều máy chủ ảo khác nhau. Các máy chủ ảo có tính năng tương tự như máy chủ vật lý đó và chia sẻ tài nguyên từ máy chủ. Việc nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình của máy chủ ảo rất đơn giản, có thể thay đổi trực tiếp trên phần mềm quản lý hệ thống. Tuy nhiên việc thay đổi tài nguyên của máy chủ ảo phụ thuộc và bị giới hạn bởi tài nguyên của máy chủ vật lý.
Máy chủ đám mây (Cloud Server): là máy chủ được kết hợp từ nhiều máy chủ vật lý khác nhau cùng với hệ thống lưu trữ SAN với tốc độ truy xuất vượt trội giúp máy chủ hoạt động nhanh, ổn định, hạn chế mức thấp tình trạng downtime. Máy chủ Cloud được xây dựng trên nền công nghệ điện toán đám mây nên dễ dàng nâng cấp từng phần thiết bị trong quá trình sử dụng mà không làm gián đoạn quá trình sử dụng máy chủ.
Trên đây là 3 loại máy chủ để cho bạn lựa chọn tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện sử dụng của bạn. Hy vọng qua bài viết trên bạn có thể lựa chọn một máy chủ phù hợp nhất. Chúc các bạn thành công.